1. Xử lý nước cứng bằng phương pháp nhiệt
1.1 Cơ chế thực hiện
Sử dụng nhiệt là cách xử lý nước cứng đơn giản, có thể áp dụng tại nhà. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là đun sôi và chưng cất nước, sử dụng nhiệt độ để tạo ra muối kết tủa ở phần đáy của ấm đun nước. Công thức hoá học như sau:
Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2.
Khi được đun nóng, canxi hidrocacbonat trong nước sẽ bị phân tách thành các chất sau: Muối Canxi Cacbonat, nước và Co2. Khi đó, khí Co2 sẽ bay lên trên và thoát khỏi nước. Nước và CaCO3 sẽ được giữ lại và lắng xuống bên dưới ấm.
Đối với các ion magie trong nước cứng. Việc sử dụng nhiệt sẽ loại bỏ khoáng chất này. Cụ thể như sau:
Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + Co2
Magie Hidrocacbonat khi bị thủy phân ở nhiệt độ thấp thành Magie Cacbonat cùng nước và khí CO2. Nếu tăng nhiệt độ lên, muối MgCO3 sẽ bị thuỷ phân thành Magie Hidroxit, chất này không tan trong nước. Vì vậy, khi sử dụng người dùng chỉ cần tiến hành thêm phương pháp lọc cặn là có thể sử dụng được nước như bình thường.
1.2 Đánh giá cách xử lý nước cứng bằng phương pháp nhiệt
Ưu điểm
- Phương pháp này có cách thực hiện đơn giản, áp dụng được ngay tại nhà.
- Do không cần đầu tư nhiều vào trang thiết bị, máy móc nên giúp người dùng tiết kiệm nhiều chi phí.
Nhược điểm
- Phương pháp xử lý nước cứng bằng cách đun sôi chỉ áp dụng cho nước cứng tạm thời. Với nước cứng toàn phần và nước cứng vĩnh viễn sẽ khó áp dụng hoặc không đạt được kết quả như mong muốn.
- Trong quá trình đun nước cứng, trên thành bề mặt các thiết bị đun nấu sẽ có nhiều mảng bám do muối cacbonat tích tụ lại. Nếu không kịp thời xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị, thậm chí là hư hỏng nhanh.
- Khi xử lý nước cứng bằng phương pháp này, các chuyên gia khuyến cáo là nên sử dụng hết trong vòng 24h. Vì sau đó, nước có thể sẽ bị thiu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
2. Phương pháp trao đổi ion
2.1 Cơ chế thực hiện
Phương pháp này sử dụng các hạt nhựa không tan có chứa các ion như Natri, kali. Khi tiếp xúc với nước, vật liệu lọc này sẽ trao đổi ion với các canxi, magie trong nước. Từ đó, loại bỏ chúng ra khỏi nguồn nước.
Nguyên lý cơ bản như sau: Khi nước cứng đi qua hạt nhựa, các ion kim loại trong nước như Ca+ và Mg+ trong nước sẽ tiến hành trao đổi ion để giải pháp Na và Ka vào nước. Từ đó, giúp cho nước trở nên mềm mại hơn.
2.2 Đánh giá
Ưu điểm
- Phương pháp này mang lại hiệu quả xử lý nước cứng cao, dễ áp dụng.
- Hạt nhựa trao đổi ion có thể hoàn nguyên và tái sử dụng. Vì vậy, giúp cho người dùng tiết kiệm nhiều chi phí.
- Sản phẩm này có thể ứng dụng được với nhiều loại nguồn nước với những đặc tính khác nhau.
Nhược điểm
- Sau quá trình trao đổi ion, hạt nhựa trao đổi sẽ giải phóng natri và kali trong nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều khoáng chất natri sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, cần phải lắp thêm bộ lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ natri và kali cho nguồn nước.
3. Xử lý nước cứng bằng hoá chất
3.1 Cơ chế
Cơ chế của phương pháp này là sử dụng các loại hoá chất khác nhau. Những chất này kết hợp với ion Canxi và Magie trong nước. Sau đó, tạo thành các hợp chất không tan. Vì vậy, sau khi phản ứng hoá học diễn ra cần kết hợp thêm với việc sử dụng bộ lọc để loại bỏ đi những hợp chất không gian trong nước.
Một số loại hóa chất thường được sử dụng để xử lý nước cứng bao gồm: Soda, vôi, Photphat Natri, Bari Hydroxit… Mỗi loại hoá chất có tác dụng và đặc tính khác nhau nên cách thức sử dụng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.
3.2 Đánh giá
Ưu điểm
- Phương pháp này được đánh giá là có chi phí rẻ, dễ dàng áp dụng.
- Các loại hoá chất này đều được bán khá phổ biến trên thị trường nên có thể dễ dàng mua và sử dụng.
Nhược điểm
- Cần phải cân nhắc kỹ nồng độ hóa chất khi cho vào nước. Nếu dư thừa sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn và chất lượng của nước. Khi đó, tác động đến sức khoẻ của người dùng.
4. Sử dụng máy lọc nước
4.1 Cơ chế
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy lọc nước sử dụng các phương pháp khác nhau như RO, Nano… Đây đều là những thiết bị được tin tưởng và đánh giá là có khả năng xử lý nước cứng vượt trội
Nhìn chung, các thiết bị đều đều hoạt động dựa trên quá trình trao đổi ion để làm mềm nước. Cụ thể, khi đi qua màng lọc RO, Nano các ion canxi, magie sẽ được loại bỏ qua đường nước thải. Điều này vừa giúp làm sạch nước, vừa loại bỏ độ cứng cao. Vì vậy, nguồn nước sau khi qua máy lọc có thể uống trực tiếp mà không cần phải trải qua đun nấu.
4.2 Đánh giá
Ưu điểm
- Xử lý nước cứng an toàn, hiệu quả nhanh chóng.
- Nguồn nước đầu ra có độ sạch cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về nước uống trực tiếp.
- Làm mềm nước hoàn toàn tự động, người dùng không cần phải tham gia vào các công đoạn hoạt động nào của máy.
- Không cần sử dụng hoá chất để xử lý nước cứng nên không ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Nhược điểm
- Người dùng cần thay thế lõi lọc theo định kỳ quy định của nhà xuất để đảm bảo chất lượng nước
5. Phương pháp tổng hợp
5.1 Cơ chế
Người dùng có thể kết hợp 2 - 3 phương pháp làm mềm nước với nhau. Bởi một số phương pháp chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời. Nếu kết hợp thêm với các giải pháp khác có thể xử lý được cả nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần.
5.2 Đánh giá
Phương pháp này mang lại hiệu quả làm mềm nước, thích hợp với nhiều loại nước có các đặc tính khác nhau.
Trên đây là những cách xử lý nước cứng phổ biến nhất đang được áp dụng trong nhiều gia đình hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.