Hệ thống xử lý nước RO dược phẩm là gì?
Loại nước sau khi lọc được đảm bảo sẽ dùng để chế tạo ra thuốc dạng viên, thuốc nén, nước rửa các dụng cụ y tế,....Nguồn nước để cung cấp cho hệ thống xử lý nước trong dược phẩm có thể bắt nguồn từ: nước sinh hoạt, nước ngầm,…
Ứng dụng của hệ thống xử lý nước RO dược phẩm
- Nước sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong ngành dược phẩm. Cụ thể:
- Hệ thống xử lý nước RO dược phẩm mang lại nguồn nước đã được khử cứng, loại bỏ hết tạp chất và sinh sinh vật gây hại…
- Sử dụng nước tinh khiết của hệ thống xử lý nước RO dược phẩm để chế tạo ra thuốc.
- Dùng chế tạo thuốc tiêm, thuốc uống, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương,…
Công nghệ xử lý nước RO
Công nghệ xử lý nước RO, hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược. Khi nguồn nước được đưa vào, sự chênh lệch áp suất của đầu vào và đầu ra, sẽ đẩy nước đến màng lọc. Tại đây, màng lọc có kích thước siêu nhỏ 0.0001 Micron, có thể bỏ lên tới 99.8% các kim loại, muối hòa tan, vi khuẩn, nấm,…có trong nước, chỉ cho các phân tử nước lọt qua.
Nước sau khi làm sạch, đảm bảo nước đầu ra đạt các tiêu chuẩn theo quy định và độ dẫn điện dưới 10µS/cm. Nhờ có nguồn nước tinh khiết, quá trình chế biến thuốc được đảm bảo chất lượng và không làm ảnh hưởng đến tính chất của thuốc.
Quy trình xử lý nước RO trong ngành dược phẩm
- Nguồn nước cung cấp cho dược phẩm phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam III. Vì vậy khi thiết kế một công trình xử lý nước, áp dụng các công nghệ lọc nước, phải đảm bảo 3 yếu tố chính sau đây:
- Chất lượng nước.
- Hệ thống vận hành đơn giản.
- Tiết kiệm chi phí vận hành.
Quy trình xử lý gồm có các bộ phận chính sau đây:
- Thiết bị lọc cát: loại bỏ các cát, cặn, giảm độ đục cho nước.
- Thiết bị lọc than hoạt tính: Loại bỏ màu, mùi, clo còn dư trong nước, không thay đổi chất lượng của nước.
- Thiết bị làm mềm nước: Loại bỏ các ion kim loại cứng trong nước Ca, Mg. Sau một thời gian vận hành, các hạt nhựa Cation sẽ tiến hành trao đổi ion. Từ đó, góp phần làm mềm nước.
- Thiết bị thẩm thấu ngược RO cấp 1: với các lỗ lọc có kích thước siêu nhỏ 0.0001 micromet, chỉ đủ cho phân tử nước đi qua, có khả năng loại bỏ đến 99.9% các tạo chất và các vi sinh, vi khuẩn.
- Nước sau khi qua màng lọc RO, sẽ có độ dẫn điện thấp trong khoảng 2 ms đến 5 ms.
- Thiết bị Multistep: là thiết bị kết hợp Cation - Anion - Cation trao đổi với nhau, loại bỏ các ion còn sót lại và điều chỉnh độ pH đạt mức trung tính. Đồng thời giảm độ dẫn điện của nước xuống còn 0.3 ms đến 1.3 ms.
- Thiết bị thẩm thấu ngược RO cấp 2: tiếp tục khử sạch các kim loại, vi sinh, vi khuẩn còn sót lại trong nước.
- Hệ thống hóa chất làm sạch: màng lọc RO sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám dính bởi các bụi, vi khuẩn,… cần phải sử dụng hóa chất riêng để rửa sạch định kỳ, đảm bảo quá hoạt động của màng lọc diễn ra theo đúng chất lượng.
Phương pháp xử lý nước RO trong ngành dược phẩm
Nguồn nước để sử dụng trong ngành dược phẩm, phải đảm bảo 2 yếu tố sau đây: Loại bỏ tối đa các kim loại, chất hữu cơ, tạp chất hòa tan trong nước, giảm độ dẫn điện đạt mức thấp nhất. Đây được coi là quá trình khử khoáng cho nước. Các vi khuẩn phải được loại bỏ hoàn toàn thường áp dụng phương pháp sử dụng tia cực tím UV.
Để khử khoáng trong nước có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau. Các phương pháp khử khoáng cơ bản, thường được áp dụng: phương pháp trao đổi ion, thẩm thấu ngược RO, cất nước.
Thẩm thấu ngược được sử dụng đầu tiên trong quá trình khử khoáng. Sau khi qua quá trình RO, sẽ thu được chất lượng nước với độ dẫn điện từ khoảng 2-5S/cm. Nguồn nước này thường sử dụng để rửa các dụng cụ y tế, tráng rửa các bình đựng thuốc, không sử dụng trực tiếp cho sản phẩm.
Để hạ mức độ dẫn điện xuống thấp thì người ra tiếp tục sử dụng phương pháp cất nước hoặc trao đổi ion kiểu mixed bed. Phương pháp khử khoáng bằng trao đổi ion kiểu mixed bed, là hòa trộn hạt Cation và Anion lại với nhau.
Sau khi quá trình này kết thúc, độ dẫn điện của nước đạt mức 0,1ms và dùng trong giai đoạn cuối trực tiếp chế tạo thuốc. Quá trình cấp tiệt trùng: Sử dụng các tia cực tím UV, chiếu vào ADN nhân của tế bào vi khuẩn, không cho chúng có khả năng tái sinh trong nước, gây độc hại trong nước.