Tổng quát về hóa chất NaOH
Natri hydroxit NaOH là một hóa chất tiện lợi, thông dụng được sử dụng để kiểm soát độ pH, làm giảm độ axit của nước. Hãy cùng Toàn Á tìm hiểu các đặc điểm của NaOH.
Thông số sản phẩm NaOH
- Tên gọi: NaOH/xút hay Caustic Soda.
- Trạng thái: thường ở dạng rắn kết tinh có màu trắng, kiểu vảy.
- Nồng độ NaOH: 99%.
- Khối lượng đóng gói: 25kg/bao.
- Có tính kiềm mạnh, không mùi, hút ẩm mạnh, tan tốt trong nước.
2NaOH + 2H2O ---> 2Na(OH)2 + H2
Khi tan trong nước sẽ sinh nhiệt và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da, cũng như gây ăn mòn.
Ứng dụng
NaOH được ứng dụng trong keo tụ tạo bông, quá trình nuôi cấy vi sinh, trung hòa axit, kiểm soát độ pH, tăng độ kiềm của nước trong xử lý nước thải và xử lý nước cấp như:
- Xử lý nước bể bơi: cân bằng pH, tránh sự phát triển của rêu, tảo, vi khuẩn gây bệnh và mùi khó chịu.
- Xử lý nước thải sinh hoạt.
- Xử lý nước thải công nghiệp giấy, dệt nhuộm, công nghệ thực phẩm, sản xuất chất tẩy rửa,…
Mục đích của việc ổn định pH trong nước để giúp cho quá trình xử lý nước và những phản ứng diễn ra một cách thuận lợi và chính xác nhất.
Ví dụ: trong xử lý nước thải sinh học, để tạo điều kiện để sinh vật sống và phát triển thuận lợi thì cần cân bằng lại môi trường. Khi đó, hoạt động xử lý nước sẽ hiệu quả hơn.
Cơ chế sử dụng
- Có thể sử dụng NaOH trực tiếp vào nước thải hoặc pha thành dung dịch trước khi sử dụng.
- Trong quá trình pha loãng, nhiệt lượng đáng kể sẽ được tạo ra. Do đó, cần chú ý tốc độ pha loãng và phương pháp làm nguội phải được kiểm soát cẩn thận để không có hiện tượng sôi hoặc bắn ra xung quanh.
- Để sử dụng với liều lượng chính xác, đạt hiệu quả tối ưu trong xử lý nước cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Trong trường hợp này, người dùng nên sử dụng các bơm định lượng hoặc bơm màng để châm xút vào dòng nước.
Cách bảo quản
- NaOH rất dễ bị hấp thụ và phản ứng với CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Đặt xa nơi có chứa các chất có tính axit, tránh nơi dễ cháy nổ.
- Xử lý nước thải sinh hoạtHệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là giải pháp bền vững để loại bỏ các thành phần có hại trong nước thải trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.
- Xử lý nước thải dược phẩmXử lý nước thải dược phẩm, mỹ phẩm là một thành phần không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất dược, mỹ phẩm. Hệ thống kết hợp các phương pháp tách lọc, làm trong, xử lý sinh học (kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí), khử trùng,… để cho ra nguồn nước đảm bảo tiê
- Nước thải chế biến thực phẩmNgành chế biến thực phẩm vô cùng đa dạng và phát triển trong đời sống hiện tại như: sản xuất trái cây và rau, chế biến thịt, cá đóng hộp, các sản phẩm từ trứng, sữa…
- Xử lý nước thải y tếXử lý nước thải y tế phòng khám cần có sơ đồ công nghệ, quy trình phù hợp như nguyên tắc AAO, hồ sinh học hay màng lọc sinh học MBR. Vì vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sức khỏe con người nên cần được đặc biệt chú trọng.
- Nước thải sản xuất chất bán dẫnNước thải đầu ra đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất chất bán dẫn được phát triển nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ,… Hệ thống là một phần không
- Xử lý nước thải chăn nuôiTính đến hiện nay, Tổng cục Môi Trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Áp dụng riêng đối với cơ sở chăn nuôi khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.