Liên hệ

Xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn hiệu quả nhất hiện nay

Xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn hiệu quả nhất hiện nay

Xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng hiện nay. Bởi công ty bia Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp sản xuất lớn. Vì vậy, khối lượng nước thải ra cũng không hề nhỏ. Nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Vậy, xử lý nước thải tại nhà máy bia Sài Gòn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nội dung bài viết

    Nguồn gốc nước thải nhà máy bia Sài Gòn

    Nước thải nhà máy bia Sài Gòn xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó phải kể đến như sau:

    Quy trình nấu bia, đường hoá: Nguồn nước thải này có hàm lượng hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ cao. Ngoài ra, còn lẫn nhiều tinh bột, mảnh hạt, các vón cục, vỏ trấu… Ngoài ra còn chứa cả xác hoa bia, tanin, chất đắng, chất tạo màu…

    Quy trình lên men chính và phụ: Nước thải của công đoạn này thường chứa hàm lượng xác men cao. Ngoài ra còn có protein, chất khoáng, cặn bia, và các vitamin…

    Nước thải từ quy trình tạo thành phẩm: Nguồn nước thải phát sinh từ quá trình lọc bia, bão hoà C02, chiết bock, hấp chai, đóng chai. Nguồn nước thải này chứa hàm lượng chất trợ lọc, xác men, bia tràn ra ngoài.

    Nước thải từ quy trình sản xuất gồm có: Nước thải từ thiết bị lọc, nồi nấu bia, thùng nhân giống và lên men; nước thải từ quá trình rửa chai, vệ sinh két chứa; nước thải vệ sinh sàn nhà hoặc phòng lên men, phòng tàng trữ; nước thải vệ sinh nồi hơi; nước thải từ sinh hoạt của công nhân viên công ty bia Sài Gòn. Ngoài ra còn có nước thải từ hệ thống làm lạnh.

    Thành phần và tính chất của nước thải nhà máy bia Sài Gòn

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn

    Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn

    Thuyết minh quy trình xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn

    Hầm tiếp nhận

    Nước thải trước khi được đưa tới hầm tiếp nhận sẽ đi qua song chắn rác, lưới chắn rác. Tại đây, các loại tạp chất thô, có kích thước lớn như rác, bao nilon, giẻ… đều sẽ được giữ lại. Từ đó, góp phần làm giảm áp lực cho các thiết bị xử lý phía sau như bơm, đường ống, mương dẫn nước thải….

    Có hai loại song chắn rác thô bao gồm:

    Song chắn có khoảng cách giữa các thanh từ 60 - 100mm dùng để lọc rác thô

    Song chắn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 - 25mm dùng để lọc rác mịn có kích thước nhỏ hơn.

    Tại bể tiếp nhận, nước thải sẽ được thu gom lại từ hệ thống để xử lý theo quy trình.

    Bể điều hoà

    Bể điều hoà có tác dụng điều hoà lưu lượng dòng nước thải. Đồng thời, điều chỉnh nồng độ pH trong đó để đạt giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

    Trong bể điều hoà được trang bị thêm các thiết bị khuấy trộn được đặt ở đầu và cuối bể. Từ đó, giúp ngăn chặn tình trạng phân huỷ yếm khí gây mùi hôi thối trong nước.

    Bể UASB

    Bể UASB có tác dụng phân huỷ các chất hữu cơ, chất vô cơ tồn tại trong nước thải ở điều kiện không có oxy. Nước thải sẽ được đưa vào đáy bể và phân phối đồng đều trong bể. Tiếp đến, chúng chảy nước lên và xuyên qua lớp bùn sinh học. Tại đây, các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ sẽ được phân huỷ và tiêu thụ.

    Quá trình xử lý chất ô nhiễm trong nước thải bằng bể UASB sẽ được diễn ra theo 3 bước.

    Bể sinh học MBBR

    Cơ chế hoạt động của công trình này là sử dụng các loại vi sinh vật phân huỷ chất thải trong điều kiện có oxy. Các sinh vật này sẽ trực tiếp phân huỷ chất hữu cơ trong nước thành nguồn năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

    3 giai đoạn chính của quá trình phân huỷ hiếu khí nước thải nhà máy bia Sài Gòn bao gồm:

    • Chuyển chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của các tế bào vi sinh vật.
    • Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm.
    • Chuyển hoá các chất trong tế bào vi sinh vật thành nguồn năng lượng sống và giúp ích cho quá trình tổng hợp tế bào mới.

    Bể lắng

    Nước thải sau khi đi qua bể MBBR sẽ được chuyển tới bể lắng sinh học. Chức năng chính của bể này là làm lắng các loại cặn, xác vi sinh vật còn sót lại trong nước. 

    Nước sạch trên bề mặt sẽ được thu thông qua máng lắng tràn răng cưa và chuyển tới bể lọc áp lực.

    Bể lọc áp lực

    Bể lọc áp lực sử dụng đa lớp vật liệu bao gồm sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính. Mục đích chính của công trình này là loại bỏ các chất lơ lửng, chất rắn không hoà tan còn sót lại. Từ đó, đảm bảo độ trong của nước.

    Nước sau khi đi qua bể lọc áp lực đã đủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định của pháp luật.

    Bể nano dạng khô

    Bể nano dạng khô là công trình được ứng dụng với mục đích tái sử dụng nguồn nước thải nhằm tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

    Nước sau khi đi qua bể nano dạng khô sẽ được loại bỏ triệt để các chất ô nhiễm còn sót lại. Đồng thời, khử trùng nước thải hiệu quả.

    Nguồn nước này đã đáp ứng được yêu cầu xả thải theo quy định. Một phần sẽ được tái sử dụng để làm mát máy móc trong nhà máy bia Sài Gòn.

    Phần còn lại sẽ được đưa tới nguồn tiếp nhận.

    Với nhiều năm kinh nghiệm, công ty Toàn Á JSC đã thiết kế các phương pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia Sài Gòn. Ưu điểm là nước thải đầu ra đáp ứng quy chuẩn hiện hành, công nghệ tiên tiến, chi phí vận hành và đầu tư thấp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các thông tin chi tiết.

    Nội dung khác cùng ngành