Liên hệ

Đặc trưng và quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Đặc trưng và quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp được thiết kế đồng bộ, dựa trên những tính chất, đặc trưng của từng loại nước thải. Từ đó, giúp bạn lựa chọn được hệ thống, trang thiết bị phù hợp nhất.

Nội dung bài viết

    Các khu vực sản xuất công nghiệp và chất ô nhiễm đặc trưng

    Mỗi ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp sẽ tạo ra nguồn nước thải có tính chất đặc trưng riêng. Do đó, khi thiết kế hệ thống xử lý, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lượng từng đặc điểm của nguồn nước thải để có phương án, công nghệ phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

    • Ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo sắt thép thường tạo ra nguồn nước thải chứa hàm lượng BOD, COD, dầu, kim loại, axit, phenol và xyanua cao.
    • Ngành công nghiệp dệt may và thuộc da tạo ra nước thải chứa BOD, chất rắn, sunfat và crom cao.
    • Ngành công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy thường tạo ra nước thải với đặc trưng cơ bản là hàm lượng BOD, COD, chất rắn, hợp chất hữu cơ clo lớn.
    • Ngành công nghiệp hoá đầu, lọc dầu tạo ra các chất ô nhiễm như: BOD, COD, dầu khoáng, phenol và crom.
    • Đặc trưng của nước thải thuộc ngành công nghiệp hoá chất là chứa COD, hóa chất hữu cơ, kim loại nặng, SS và xyanua với nồng độ cao.
    • Công nghiệp kim loại màu tạo ra nước thải chứa Flo và SS.
    • Nước thải thuộc ngành công nghiệp vi điện tử có nồng độ COD và hóa chất hữu cơ cực cao.
    • Ngành công nghiệp khai thác mỏ tạo ra nguồn nước thải với nồng độ SS, kim loại, axit và muối lớn.

    Phân loại nước thải công nghiệp

    Nước thải công nghiệp được chia thành 2 loại chính là nước thải công nghiệp vô cơ và nước thải công nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, còn có nước thải sinh hoạt trong các khu công nghiệp, cụ thể như sau:

    Nước thải công nghiệp vô cơ

    Nước thải công nghiệp vô cơ chứa hàm lượng chất lơ lửng cao. Có thể loại bỏ được bằng phương pháp lắng cặn. Cần kết hợp với quá trình keo tụ hoá học thông qua việc bổ sung muối sắt, chất keo tụ và polyme hữu cơ.

    Nước thải công nghiệp vô cơ còn tồn tại chất rắn, dầu, các chất hoà tan nguy hại, ion kim loại nặng. Vì vậy, cần có quy trình, công nghệ xử lý chuyên biệt và phù hợp. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và cuộc sống con người.

    Nguồn gốc của loại nước thải này xuất phát từ các nhà máy thuộc lĩnh vực sau:

    • Công nghệ khai thác than hoặc các khoáng sản phi kim loại.
    • Ngành công nghiệp xử lý bề mặt kim loại như luyện sắt, mạ điện.

    Nước thải công nghiệp hữu cơ

    Nước thải công nghiệp hữu cơ có nguồn gốc và đặc tính khác nhau. Chúng có thể xử lý sơ bộ đặc biệt và xử lý sinh học. Nguồn gốc của loại nước thải này từ các nhà máy sau:

    • Nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, dệt nhuộm, chất tẩy rửa tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật.
    • Công nghiệp thuộc da, sản giấy da.
    • Nhà máy dệt.
    • Công nghiệp sản xuất giấy.
    • Nhà máy lọc dầu, hoá dầu.
    • Công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước uống lên men.

    Nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp

    Nguồn gốc của loại nước thải này chủ yếu từ các hoạt động của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu công nghiệp.

    Đặc trưng chính của nguồn nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp là chứa chất hữu cơ, cặn bã, vi sinh vật độc hại và mầm bệnh với tỷ lệ cao. Nếu không xử lý có thể tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm.

    Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt tại các khu công nghệ làm giảm nồng độ oxy trong nước. Gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài thuỷ sinh. Đồng thời, nếu con người sử dụng nước này để nấu ăn, tắm rửa sẽ tác động xấu đến sức khoẻ.

    Hàm lượng N và P trong nước thải cao gây nên tình trạng phú dưỡng hóa đất đai. Gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

    Quy trình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

    Dưới đây là mô hình quy trình xử lý nước thải công nghiệp đang được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể như sau:

    Quy trình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

    Thuyết minh chi tiết hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

    Song chắn rác thô

    Quy trình xử lý nước thải công nghiệp bắt đầu từ việc sử dụng song chắn rác. Thiết bị này có tác dụng giữ lại rác thô, chất ô nhiễm có kích thước lớn. Các chất này sẽ được giữ lại và chuyển về khu vực thu gom rác.

    Tại đây, người ta sẽ gắn các thiết bị giúp đo nồng độ pH, SS trong nước thải để nắm bắt được đặc tính của nguồn nước này và có phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

    Hầm bơm

    Hầm bơm hay còn gọi là bể thu gom. Đây là công trình được thiết kế theo mô hình âm bên dưới. Tác dụng chính là thu gom lượng nước thải từ nhà máy. Đồng thời bơm nước thải lên các công trình xử lý phía sau. Ngoài ra, còn có thể lắng và loại bỏ các chất cặn có trong nước thải.

    Trong hầm bơm sẽ được gắn thêm máy bơm, đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào.

    Song chắn rác tinh

    Song chắn rác tinh với kích thước lỗ lọc nhỏ hơn khá nhiều so với song chắn rác thô. Thiết bị này có tác dụng loại bỏ các loại rác có kích thước nhỏ, trên 0,75mm trở lên. Từ đó, làm giảm tải áp lực cho các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp chính phía sau.

    Bể tách dầu mỡ

    Nhiệm vụ chính của bể tách đầu chính là tách các phân tử dầu đang tồn tại trong nước thải bằng hệ thống máng gạt ở trên bề mặt nước thải. Bởi khối lượng riêng của dầu mỡ luôn nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên phía trên.

    Các váng dầu sẽ được gom lại, đưa vào bể chứa dầu và chuyển tới các công ty xử lý.

    Nước thải sau khi đã tách dầu mỡ sẽ được chuyển tới bể điều hoà.

    Bể điều hoà

    Tại bể điều hoà sẽ được trang bị thêm máy khuấy trộn chìm hoạt động liên tục với mục đích ổn định đặc tính nguồn nước. Công trình này có khả năng xử lý được 10% COD và 10% BOD trong nước thải.

    Bể điều hoà có tác dụng làm tăng hiệu quả xử lý nước thải cho quy trình xử lý sinh học phía sau. Giảm sốc cho bể SBR do tải trọng tăng hoặc giảm đột ngột. Đồng thời, ổn định nồng độ pH trong nước thải.

    Bể  Aerotank

    Đây là bể xử lý nước thải sinh học hiếu khí. Tại đây sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí để phân huỷ chất hữu cơ thành thức ăn cho sự sinh trưởng và phát triển.

    Công trình này được đánh giá là mang lại hiệu quả xử lý chất thải cao. Vận hành tự động và có thể dễ dàng mở rộng. Quá trình xử lý sinh học ít bị ảnh hưởng bởi tải trong BOD đầu vào. Bể Aerotank có khả năng xử lý cả các hợp chất chứa Nito, photpho…

    Bể lắng sinh học

    Bể lắng sinh học được xây dựng với mục đích chính là lắng cặn từ xác vi sinh vật hoặc lắng sản phẩm được tạo ra từ quá trình xử lý nước thải sinh học.

    Phần bùn lắng phía dưới sẽ được chuyển tới bể chứa bùn để xử lý. Một phần sẽ cho tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo lưu lượng và nồng độ ổn định cho các vi sinh vật hoạt động. Phần nước trong sẽ được chuyển sang bể trung gian.

    Bể trung gian và khử trùng

    Bể trung gian có tác dụng chính là ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi chuyển sang bể khử trùng.

    Tại bể khử trùng, người ta sẽ châm clorua vào trong nước thải để xử lý vi sinh vật, các chất độc hại còn sót lại từ quá trình xử lý trước đó. 

    Bồn lọc áp lực

    Đây là công trình xử lý cuối cùng trước khi nước thải được đưa tới nguồn tiếp nhận. Tại bồn lọc áp lực, các chất thải, chất ô nhiễm còn sót lại sẽ được xử lý triệt để. Nhờ đó, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy trình xử lý nước thải công nghiệp. Hy vọng những thông tin mà các chuyên gia Toàn Á JSC mang lại đã giúp các bạn hình dung được quy trình và các công nghệ cụ thể được sử dụng cho quá trình này. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành