Giải pháp xử lý nước thải đô thị hiệu quả hiện nay
Xử lý nước thải đô thị cần có sự tập trung cao độ. Có như vậy mới giải quyết được triệt để các nguồn phát sinh ô nhiễm.
Muốn xử lý nước thải đô thị tập trung, cần có kế hoạch cụ thể và thực hiện dự án trong từng giai đoạn khác nhau. Nguyên tắc cơ bản là cần có sự đồng bộ giữa các quy trình xử lý.

Nguồn nước sau xử lý có thể tái sử dụng bằng cách tưới tiêu cho cây xanh hoặc các mục đích khác. Đồng thời, tập chung giảm tải trong tiếp nhận nguồn nước từ các hệ thống riêng biệt có công suất vượt quá.
Để xử lý nước thải đô thị tập trung, cần xây dựng hệ thống cống rãnh ăn sâu vào từng nhà dân, cơ quan, xí nghiệp trong thành phố. Đảm bảo mỗi nhà, mỗi đơn vị đều có đường ống dẫn hệ thống dẫn nước thải tới điểm tập kết. Hạn chế tình trạng nước thải chảy thẳng ra các dòng sông ngòi, ao hồ…
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị
Quá trình hoạt động của giải pháp xử lý nước thải đô thị này bắt đầu từ các hệ thống cống thoát nước từ các ngôi nhà, toàn nhà. Nước thải sẽ được đưa qua đường ống đặt ngầm dưới mặt đất. Chảy tới các đường ống lớn hơn đến nhà máy xử lý.
Tại các điểm có ý nghĩa quan trọng trên đường dẫn nước thải hoặc hố gas cần phải bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Nên thiết kế, xây dựng công trình xử lý nước thải tại các vùng có địa hình trũng, thấp. Bởi tác dụng của trọng lực sẽ giúp di chuyển được toàn bộ nước đến nơi cần tập trung. Với những đường ống dẫn nước đi lên dốc cần phải sử dụng thêm các trạm nâng hoặc máy bơm nước.
Hệ thống xử lý nước thải đô thị bao gồm nhiều quy trình khác nhau. Tuy nhiên, có 3 giai đoạn cơ bản như sau:
Xử lý sơ cấp
Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Từ đó, làm giảm tải áp lực cho các công trình xử lý sau đó.
Lọc càng nhiều chất thải rắn thông qua lưới lọc, song chắn rác càng tốt. Ngoài ra, một số chất cặn trong nước có thể lắng xuống phía dưới đáy tại các hố thu gom nước thải.
Giai đoạn xử lý nước thải đô thị sơ cấp có thể loại bỏ khoảng 50% tổng chất rắn, vi khuẩn và các chất hữu cơ bị loại bỏ. Những chất này sẽ được hút và chuyển sang bể chứa bùn rồi tới bãi chôn lấp, lò đốt.
Giai đoạn xử lý thứ cấp
Đây là giai đoạn sử dụng các phương pháp hoá học, sinh học để xử lý nước thải.
Trong đó, phương pháp hoá học có tác dụng chính là phản ứng với các chất ô nhiễm để kết tủa, tạo bông, lắng cặn hoặc tạo ra chất ít độc hại hơn. Nhờ đó, dễ dàng tách ra khỏi nguồn nước.
Phương pháp xử lý sinh học sẽ tận dụng các loại vi sinh vật hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí để tiêu thụ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng còn sót lại trong nước thải.
Sau giai đoạn xử lý thứ cấp, nước thải sẽ được chuyển tới bể lắng để loại bỏ chất cặn, vi sinh vật còn tồn tại.
Giai đoạn xử lý thứ cấp có thể loại bỏ tới 90% chất thải, chất ô nhiễm trong nước.
Giai đoạn xử lý cấp ba
Đây là giai đoạn hoàn thiện quá trình lọc sạch nước. Biện pháp thường được sử dụng bao gồm bể khử trùng, bồn lọc áp lực…
Nguồn nước thải sau khi trải qua quá trình xử lý cấp 3 sẽ có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Từ đó, xả ra ngoài mà không lo ô nhiễm môi trường hoặc phú dưỡng nguồn tiếp nhận.
.jpg)
Áp dụng công nghệ xử lý nước thải
Hiện nay có rất nhiều giải pháp công nghệ xử lý nước thải đô thị khác nhau.
Công nghệ xử lý nước thải AAO
Công nghệ AAO được ứng dụng trong xử lý nước thải có tỷ lệ BOD/COD lớn hơn 0.5 và hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ cao. Giải pháp xử lý nước thải đô thị này cũng được sử dụng trong việc loại bỏ triệt để làm lượng chất dinh dưỡng trong nước thải.
Ưu điểm của công nghệ AAO:
- Chi phí vận hành thấp
- Có thể di dời hệ thống xử lý nước thải nếu tìm thấy địa điểm phù hợp hơn.
- Có thể tăng công suất khi lượng nước thải tăng lên bằng cách thức đơn giản như nối lắp thêm modul hợp khối. Vì vậy, không cần phải dỡ bỏ hệ thống để thay thế.
Công nghệ xử lý nước thải MBR
Nguyên lý hoạt động của công nghệ này là sử dụng bể lọc màng sinh học với các màng lọc có kích thước lỗ màng siêu nhỏ. Quá trình xử lý chất ô nhiễm trong nước thải tại đây tương tự như trong bể lọc sinh học hiếu khí.
Tuy nhiên, loại bể lọc này không cần phải sử dụng thêm bể lắng sinh học và bể khử trùng. Vì vậy giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, vận hành và diện tích hệ thống.
Với kích thước màng lọc nhỏ có thể loại bỏ phân tử bùn vi sinh, cặn lơ lửng và các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nguồn nước thải.
Công nghệ sinh học kết hợp với giá thể di động MBBR
Đây là giải pháp xử lý nước thải đô thị có sự kết hợp giữa phương pháp vi sinh và các giá thể bám dính lơ lửng.
Trong đó, sử dụng vi sinh vật hiếu khí với các giá thể đặt chìm trong bể. Các vi sinh vật này sẽ bám vào bề mặt giá thể tạo nên lớp bùn vi sinh.
Phía trong cùng bề mặt giá thể, các loại vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh để xử lý chất hữu cơ cao phân tử. Lớp gần ngoài cùng, vi sinh vật thiếu khí phát triển để khử nitrat thành N2 và thoát ra ngoài.
Lớp ngoài cùng của giá thể là các vi sinh vật hiếu khí có khả năng xử lý chất hữu cơ, amoni…
Giải pháp xử lý nước thải đô thị bằng công nghệ MBBR được đánh giá là có khả năng xử lý COD, BOD cao cấp 1,5 - 2 lần so với các bể sinh học hiếu khí thông thường.
.jpg)
Trên đây là một số giải pháp xử lý nước thải đô thị và công nghệ. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước.