Hệ thống xử lý nước thải 450M3/ngày của Công ty Biển Đông
Thông tin công trình – Thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải gia súc. – Công suất 450 m3/ngày đêm. – Chủ
Thông tin công trình – Thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải gia súc. – Công suất 450 m3/ngày đêm. – Chủ
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) và các loại gia súc khác hiệu quả sẽ giúp chủ trang trại, doanh nghiệp tiết kiệm dáng kể chi phí. Đồng thời xử lý nguồn nước thải an toàn trước khi xả ra ngoài giúp bảo vệ cuộc sống con người và môi trường sinh thái tự nhiên.
Nước thải chăn nuôi là nguồn nước thải xả ra từ quá trình chăm sóc, vệ sinh động vật, dụng cụ chăn nuôi nhằm đảm bảo cho gia súc, gia cầm phát triển một cách an toàn nhất.
Chúng có chứa hàm lượng hữu cơ, vô cơ, chất khoáng rất cao. Ngoài ra, chúng còn còn hội tụ rất nhiều vi khuẩn, vi trùng nguy hiểm. Rất dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Điển hình trong đó phải kể đến như: E.coli, salmonella, shigella…
Tùy thuộc vào quy mô sản xuất chăn nuôi mà lượng nước và nồng độ ô nhiễm tại các cơ sở sẽ khác nhau. Vì vậy, việc ứng dụng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi của mỗi đơn vị cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.
Chất thải chăn nuôi heo (lợn) là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước ở tầng trên và không khí xung quanh.
Nước thải này còn chứa nhiều chất hữu cơ độc hại, vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo. Thậm chí còn là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh cho gia súc gia cầm.
Nước thải chăn nuôi heo đôi khi còn gây ra rất nhiều các căn bệnh nguy hiểm trên người. Vì vậy, cần phải có biện pháp xử lý để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Nếu để lâu ngày, nước thải chăn nuôi còn ngấm sâu vào các mạch nước ngầm. Đây là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của nhiều hộ dân nông thôn. Từ đó, gây ảnh hưởng sức khỏe con người và hệ lụy này sẽ kéo dài rất lâu, đến cả những thế hệ sau.
Tính đến hiện nay, Tổng cục Môi Trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Áp dụng riêng đối với cơ sở chăn nuôi khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi có nội dung chính là quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi trong quy trình xử lý nước thải ra, thể hiện qua công thức:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
Trong quy định đã đề cập rất rõ đến việc đến các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ cũng cần phải tham gia vào việc đảm bảo chất lượng nguồn nước xả thải ra môi trường theo quy định của nhà nước.
Có khá nhiều phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo (lợn) trong các cơ sở hiện nay. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số công nghệ đang được áp dụng phổ biến, rộng rãi.
Mục đích chính của phương pháp này là tách lọc các loại chất thải rắn ra khỏi nước thải để thu gom và xử lý riêng. Một số cách thức được áp dụng phổ biến bao gồm có: Sử dụng song chắn rác, bể lắng sơ bộ, lọc hoặc phương pháp lắng ly tâm.
Sau khi xử lý xong, phần chất rắn từ nước thải chăn nuôi chủ yếu là phân và thức ăn thừa nên sẽ được đem đi ủ làm phân bón cây trồng. Lượng nước thải trong hơn sẽ được chuyển sang các công đoạn xử lý sau.
Phương pháp này có tác dụng chính là loại bỏ các chất hữu cơ, vô cơ có kích thước nhỏ trong nước thải chăn nuôi heo. Công nghệ được áp dụng chủ yếu là sử dụng chất keo tụ để liên kết thành các bông cặn có kích thước lớn nổi trên bề mặt. Ngoài ra, còn có phương pháp tuyển nổi với nguyên lý cơ bản là tách các hạt lắng kèm vào bọt khí để nổi lên trên.
Phương pháp xử lý sinh học được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu về hoạt động của các vi sinh vật phân hủy hữu cơ. Từ đó, sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng hấp thụ chất hữu cơ, chất khoáng trong nước để làm sạch nguồn nước thải.
Được gọi là công nghệ hầm phân hủy yếm khí. Với hệ thống này, cơ sở chăn nuôi có thể hạn chế được lượng nước thải xả bừa bãi ra ngoài môi trường. Đồng thời, tận dụng khí để làm nhiên liệu thay thế điện năng, chất đốt. Ngoài ra, chất thải trong hầm bioga có thể làm phân bón hữu cơ để bón cho cây trồng.
Công nghệ Biogas có chi phí thực hiện rẻ nhưng không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề ô nhiễm. Vì vậy, nước thải từ đây chảy ra vẫn phải tiếp tục xử lý.
Công nghệ này sử dụng các loại sinh vật thiếu khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải nhằm loại bỏ các chất hữu cơ và nitrat. So với biogas, công nghệ sinh học được đánh giá là hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Nhờ đó, góp phần nâng cao chất lượng xử lý nước thải chăn nuôi, giúp các doanh nghiệp làm sạch nước thải an toàn.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp oxy hóa bạn chỉ cần sử dụng thiết bị sục khí để xử lý các chất hữu cơ, nitơ trong nước. Ưu điểm của công nghệ oxy hóa là vận hành dễ dàng, chi phí đầu tư thấp, ít tiêu tốn năng lượng. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp với những trang trại chăn nuôi có quy mô nhỏ. Những trang trại có quy mô lớn cần phải kết hợp thêm các biện pháp khác.
Nguyên lý của công nghệ này là sử dụng trấu, mùn, chế phẩm lên men để tạo thành lớp đệm lót sinh học nhằm tiêu hủy mùi hôi trong chất thải. Đồng thời, cải thiện các chất có cấu trúc phức tạp thành đơn giản và vô hại.
Không chỉ cung cấp những thiết bị, vật tư chính hãng chất lượng, mà công ty lọc nước Toàn Á luôn mang đến cho bạn những dịch vụ đẳng cấp tiện ích nhất. Chỉ cần bạn nhấc máy liên hệ trực tiếp qua hotline: 0913 543 469 ngay lập tức những yêu cầu, thắc mắc của bạn sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Trụ sở chính: L7-39 Khu Đô thị Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3565 9214 – 0913 543 469
Xưởng chế tạo cơ khí: Số 115A Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội.